Việt Nam Sẽ Sản Xuất Chip Vào Năm Nào? Ưu Thế Trong Ngành Chip Bán Dẫn

Ngành công nghiệp bán dẫn nói chung và sản xuất chip bán dẫn nói riêng là ngành mà tất cả các quốc gia có nền sản xuất hiện nay đang muốn phát triển. Với xuất phát điểm chậm hơn các nước, Việt Nam cần phải có một lộ trình và tầm nhìn dài hạn, cùng những bước đi phù hợp với năng lực hiện tại. Dựa trên ưu thế của mình để tạo ra sức cạnh tranh riêng, từ đó tiếp tục khẳng định là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng ngành công nghiệp bán dẫn thế giới. Vậy Việt Nam có thể sản xuất chip vào năm nào, những lợi thế và khó khăn trong việc sản xuất, mời bạn đón đọc bài viết dưới đây.

Dự kiến Việt Nam có thể tự sản xuất chip từ năm 2030

Doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu thiết kế chip

Ngày 28/9/2022, FPT Semiconductor - Công ty thiết kế và sản xuất vi mạch (thuộc tập đoàn FPT), ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế, trở thành công ty đầu tiên của Việt Nam cung cấp chip thương mại.

Ngày 28/10/2023, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố nghiên cứu thành công chip 5G - một trong những công nghệ phức tạp nhất trong lĩnh vực làm chip.

Những thay đổi về địa chính trị trong năm 2023, vị trí trung tâm của Đông Nam Á và thiên hướng nghiên cứu, phát triển khoa học giúp ngành chip Việt Nam bước vào vị thế "thiên thời - địa lợi - nhân hòa".

Một số doanh nghiệp Việt Nam cho ra mắt những con chip đầu tiên vào năm 2022 và 2023

Mặc dù chip Việt có không ít ưu điểm vượt trội, tới thời điểm hiện tại, 100% thiết bị điện tử Việt Nam đều đang dùng chip nước ngoài. Điều này cho thấy con đường phía trước của ngành chip Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển. Tuy nhiên, để tận dụng được dư địa đó và thực hiện hóa giấc mơ chip bán dẫn "Make in Vietnam" đòi hỏi phải có những hướng đi phù hợp. Trước mắt cần đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và ban hành các chính sách ưu đãi cho hoạt động vi mạch bán dẫn.

Xem Thêm: Laptop Trên 100 Triệu Đồng: 6 Sản Phẩm Đáng Mua Trong Năm 2024

45 chờ đợi và tiền đề phát triển công nghệ bán dẫn tại Việt Nam

PGS, TS Nguyễn Đức Minh, trưởng khoa Điện tử phụ trách phòng thí nghiệm Thiết kế vi mạch của Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, thực chất, ngành bán dẫn của Việt Nam đã xuất hiện từ năm 1979 khi nhà máy Z181 (Công ty TNHH một thành viên Điện tử Sao Mai) được thành lập. Tuy nhiên, khi đất nước rơi vào vòng xoáy chiến tranh - cấm vận, ngành bán dẫn đã không thể phát triển. Trong khi đó, với sự trợ giúp về vốn và công nghệ của Hoa Kỳ, ngành bán dẫn Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) đã bắt đầu phát triển nhanh chóng.

"Chúng ta đã bỏ lỡ một thời gian vàng khi Mỹ cần tối ưu chi phí sản xuất, phát triển đối tác chiến lược kinh tế công nghệ trong giai đoạn 1960-2000", PGS, TS Nguyễn Đức Minh nhận định

Ngày 16/1/2008, Việt Nam công bố con chip "make in" đầu tiên. Đây là sản phẩm của một nhóm giảng viên cùng các kỹ sư trẻ tại Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Tuy mang theo nhiều kỳ vọng nhưng dấu ấn này không thành công về mặt thương mại.

Sự thành công của con chip đầu tiên nhưng lại không đáp ứng được vấn đề thương mại

Năm 2023, Mỹ và Việt Nam nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Trong tuyên bố chung, hai nước ghi nhận tiềm năng của Việt Nam trong việc trở thành quốc gia chủ chốt tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn. Cùng với sự biến động đến từ dịch bệnh và địa chính trị, ngành bán dẫn của Việt Nam có cơ hội chuyển mình sau 45 năm chờ đợi.

Theo PGS, TS Nguyễn Đức Minh nhận định, chuỗi công nghiệp bán dẫn có tính toàn cầu hóa rất cao với trung tâm nghiên cứu phát triển, thiết kế vi mạch và các nhà máy sản xuất đóng gói trải rộng trên toàn thế giới, dẫn đầu là Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu. Trong đó, các khâu thiết kế tập trung ở Mỹ, sản xuất ở Đài Loan, Hàn Quốc, trong khi Nhật Bản và Châu Âu cung cấp các công cụ, máy móc, nguyên vật liệu quan trọng.

Tuy nhiên, sau các căng thẳng về chuỗi cung ứng bán dẫn liên quan đến thiên tai, dịch bệnh và xung đột địa chính trị gần đây. Các nước và các công ty hàng đầu đang có xu hướng tìm cách đa dạng hóa nguồn cung bằng cách đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, thiết kế mới ở các nước bản đại hoặc các nước khác ngoài Đài Loan.

Việt Nam sẽ tự sản xuất chip trong năm 2030

"Làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng của công nghiệp bán dẫn này sẽ là cơ hội để Việt Nam từng bước tham gia vào chuỗi công nghiệp bán dẫn. Từ đó, làm tiền đề tăng năng suất, chất lượng, hàm lượng chất xám và giá trị tăng trong sản phẩm cũng như trong thu nhập", PGS, TS Nguyễn Đức Minh đánh giá.

Việt Nam sẽ sản xuất chip vào năm 2030

Cuối năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông được Chính Phủ giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển công nghệ vi mạch bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Trong đó, chip nằm trong phân khúc công nghệ tầm trung, với kích cỡ 28-130nm có thể là trọng tâm trong giai đoạn đầu phát triển.

Những ưu thế và cạnh tranh khi sản xuất chip Việt

Cạnh tranh sản xuất chip bán dẫn Việt Nam

FPT Semiconductor là công ty đầu tiên tại Việt Nam sản xuất chip với mục đích thương mại. Trong hơn 10 năm nghiên cứu, FPT Semiconductor đã phát triển 25 loại chip. Đa phần các dòng chip này đều thuộc công nghệ tầm trung với kích cỡ 28nm-130nm. "Chúng tôi lựa chọn công nghệ tầm trung bởi các dòng chip này có chi phí đầu tư và sản xuất phù hợp, giá thành bán cạnh tranh" - Ông Trần Đăng Hòa, Chủ tịch FPT Semiconductor giải thích ngắn gọn.

Ông cho biết, lợi thế cạnh tranh đặc biệt của FPT Semiconductor với chip cùng phân khúc của các nước khác nằm ở công nghệ "may đo" chip độc quyền.

Cụ thể, nếu Đài Loan (Trung Quốc) chỉ có một mẫu chip bán dẫn để bán cho mọi khách hàng, mọi thiết bị thì FPT Semiconductor có khả năng cá nhân hóa thiết kế của chip theo mục đích sử dụng của khách hàng, chẳng hạn như chip nguồn riêng cho camera, chip nguồn riêng cho điện thoại, chip nguồn riêng cho máy tính,...

Những thách thức công nghệ chip bán dẫn thế giới thúc đẩy sự phát triển của thị trường sản xuất tại Việt Nam

Tuy nhiên, đây là một thị trường không quá lớn nhưng lại mất rất nhiều công. Do đó, các nước có ngành chip đã phát triển thường chỉ tập trung vào dòng chip công nghệ cao, ít ưu tiên lĩnh vực "may đo". Những điều kiện này đã tạo ra một thị trường ngách cho Việt Nam, nhất là khi đất nước có lợi thế về nhân lực.

Đi ngược lại xu thế bắt đầu từ khâu kiểm thử và đóng gói chip giống như nhiều nước trong khu vực, FPT Semiconductor lựa chọn thiết kế chip làm bước tiến đầu tiên. Cụ thể, trong 25 loại chip đã phát triển, các kỹ sư Việt Nam chỉ đảm nhận khâu thiết kế. Toàn bộ khâu sản xuất, đóng gói và thử nghiệm đều được thực hiện nước ngoài.

"Sản xuất chip là một bài toán có quy mô lớn, số tiền đầu tư có thể lên đến hàng tỷ đô la. Đây là cuộc đua tốn rất nhiều nguồn lực mà chúng ta khó có đủ khả năng để đầu tư" - ông Trần Đăng Hòa phân tích.

Xem Thêm: TOP 7 Laptop Trending Nhất, Cao Cấp Nhất Năm 2024 Phải Mua Ngay

Ưu thế trong việc phát triển công nghệ bán dẫn

Ngược lại, thiết kế chip chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố con người. Việt Nam có 100 triệu dân với rất nhiều người giỏi toán, lập trình là điều kiện quan trọng để thành lập đội ngũ thiết kế.

Việt Nam có ưu thế về nguồn nhân lực hùng mạnh

Liên quan đến nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn, ông Trần Đăng Hòa đánh giá, Việt Nam có lợi thế rất lớn về mặt con người. Bởi người Việt rất giỏi toán và các môn khoa học tự nhiên. Dựa vào đó có thể xây dựng ngành công nghiệp phần mềm với 1 triệu lập trình viên. Nền công nghiệp phần mềm của Việt Nam không hề thua kém mặt bằng chung của thế giới.

Ưu thế nhân lực Việt Nam trong ngành bán dẫn cũng từng được Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh khi cho rằng niềm đam mê với các môn học STEM giống như một phần trong ADN của người Việt Nam. Tố chất người Việt rất phù hợp cho việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Laptop Gaming MSI Thin 15 B12UCX 1419VN

14,890,000₫ 17,990,000₫

  • i5 12450H i5 12450H
  • 8GB DDR4 8GB DDR4
  • RTX 2050 RTX 2050
  • 15.6 15.6" FHD 144Hz
Laptop Gaming MSI Thin A15 B7UCX 020VN

15,290,000₫ 19,990,000₫

  • R5 7535HS R5 7535HS
  • 8GB DDR5 8GB DDR5
  • RTX 2050 RTX 2050
  • 15.6 15.6" FHD 144Hz
Laptop MSI Gaming Thin 15 B13UCX 2080VN

16,490,000₫ 19,990,000₫

  • i5 13420H i5 13420H
  • 16GB DDR4 16GB DDR4
  • RTX 2050 RTX 2050
  • 15.6 15.6" FHD 144Hz
Laptop Gaming MSI Thin 15 B12UC 1416VN

16,590,000₫ 19,990,000₫

  • i5 12450H i5 12450H
  • 8GB DDR4 8GB DDR4
  • RTX 3050 RTX 3050
  • 15.6 15.6" FHD 144Hz
Laptop Gaming MSI Thin A15 B7UC 026VN

16,590,000₫ 20,990,000₫

  • R5 7535HS R5 7535HS
  • 8GB DDR5 8GB DDR5
  • RTX 3050 RTX 3050
  • 15.6 15.6" FHD 144Hz
Laptop Gaming MSI GF63 Thin 12VE 460VN

17,490,000₫ 22,890,000₫

  • i5 12450H i5 12450H
  • 8GB DDR4 8GB DDR4
  • RTX 4050 RTX 4050
  • 15.6 15.6" FHD 144Hz
Laptop Gaming MSI Thin 15 B13UC 1411VN

18,290,000₫ 21,990,000₫

  • i7 13620H i7 13620H
  • 8GB DDR4 8GB DDR4
  • RTX 3050 RTX 3050
  • 15.6 15.6" FHD 144Hz
Laptop Gaming MSI Thin 15 B13VE 2824VN

21,490,000₫ 25,990,000₫

  • i5 13420H i5 13420H
  • 16GB DDR4 16GB DDR4
  • RTX 4050 RTX 4050
  • 15.6 15.6" FHD 144Hz

Mong rằng với những chia sẻ mà bài viết gửi đến sẽ giúp bạn có thêm được nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi blog Xgear thường xuyên để được cập nhật những tin tức mới nhất.

 

bình luận trên bài viết “Việt Nam Sẽ Sản Xuất Chip Vào Năm Nào? Ưu Thế Trong Ngành Chip Bán Dẫn

Viết bình luận



Đăng kí nhận tin

Hotline
(028) 7108 1881 (9h - 20h)
Messenger
Chat Messenger (9h - 20h)
Zalo
Chat Zalo (9h - 20h)

Chi tiết thông số kỹ thuật

Thông tin hàng hóa
  • Thương hiệu:  
    Apple
  • Xuất xứ:  
    Trung Quốc
  • Thời điểm ra mắt:  
    09/2022
  • Thời gian bảo hành (tháng):  
    12
  • Hướng dẫn bảo quản:  
    Để nơi khô ráo, nhẹ tay, dễ vỡ.
  • Hướng dẫn sử dụng:  
    Xem trong sách hướng dẫn sử dụng
Thiết kế & Trọng lượng
Kích thước 160.8 x 78.1 x 7.8 mm
Trọng lượng sản phẩm 203 g