eGPU Là Gì? Ưu Điểm Và Nhược Điểm Nhất Định Bạn Phải Biết

Hiểu đơn giản, GPU là “bộ não” của của card màn hình (VGA -  Video Graphics Adaptor), giúp tiếp nhận, lưu trữ và phân tích thao tác của người sử dụng, sau đó đưa ra những kết quả hình ảnh, chi tiết đáp ứng mong muốn trên màn hình. Hiện nay, ngoài khái niệm GPU còn có thêm eGPU khiến nhiều người hoang mang không biết eGPU là gì, dùng cho máy nào và có phải là phiên bản nâng cấp của GPU hay không. Đừng lo, XGear sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc trong bài viết sau!

Khái quát về GPU

GPU (Graphic Processing Unit) là bộ vi xử lý chuyên dành cho mục đích phân tích dữ liệu hình ảnh, hay hiểu đơn giản là “nhân” của card màn hình (VGA).

Các bạn dễ dàng tìm thấy GPU trong các hệ thống nhúng, máy tính cá nhân, máy trạm workstation, máy tính chơi game… Vì GPU càng chất lượng thì hình ảnh trên màn hình hiển thị càng rõ nét, chuẩn màu và đúng với thực tế (thay vì giật lag, lệch màu, sai ý muốn người dùng…).

GPU là "nhân" xử lý hình ảnh của thiết bị điện tử

Phân biệt có GPU và CPU

GPU và CPU là hai khái niệm khiến hầu hết người sử dụng thiết bị điện tử (như máy tính xách tay, máy tính…) nhầm lẫn. 

Mỗi khái niệm được sử dụng để chỉ một bộ phận khác nhau. Trong đó:

  • CPU, tên viết tắt của (Central Processing Unit), hiểu đơn giản là “cơ quan đầu não” của thiết bị với công dụng tiếp nhận, phân tích và xử lý tất cả các loại dữ liệu thông qua các tập lệnh. 
  • Còn GPU, tên viết tắt của (Graphic Proccessing Unit), là bộ vi xử lý chuyên phân tích dữ liệu hình ảnh.

Vậy eGPU là gì, gắn qua cổng kết nối nào?

eGPU (viết tắt của External Graphic Processing Unit) là một GPU lắp đặt bên ngoài thiết bị, thường là máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn, với mục tiêu nâng cao khả năng xử lý đồ họa, hình ảnh khi sức mạnh của GPU chính (hoặc máy không có GPU chính) không đủ xử lý các tác vụ hiệu quả, mượt mà.

GPU dễ dàng kết nối qua với thiết bị bằng nhiều cổng khác nhau

Thông thường, một eGPU có thể gắn trực tiếp vào máy tính để bàn, máy tính xách tay thông qua những đầu nối Thunderbolt, USB4 hoặc khe cắm mở rộng M.2.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của sản phẩm

Giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về linh kiện, hãy để XGear giới thiệu khái quát về cấu tạo và nguyên lý hoạt động bên dưới:

Về cấu tạo

Cấu tạo của eGPU bao gồm một hoặc nhiều card đồ họa VGA, bo mạch, dây cáp, dây nguồn, bộ phận tản nhiệt tạo nên một kết cấu vuông vức đẹp mắt, nhỏ gọn và phù hợp với cấu trúc của các dòng máy tính hiện nay. 

Về nguyên lý hoạt động

Sau khi cắm eGPU, cài đặt driver và khởi động lại máy, thiết bị tự động chuyển các tác vụ xử lý đồ họa mặc định hiện có trên máy sang card đồ họa của eGPU. Sau đó, mọi thao tác nhấn mở - chỉnh sửa hình ảnh đều thực hiện, ghi nhớ ở eGPU mới, giúp đẩy hiệu năng xử lý của máy lên gấp bình thường nhiều lần mà không gây nóng máy.

eGPU hoàn toàn có thể thay thế GPU trong VGA sẵn có của máy tính

Ưu điểm và nhược điểm của eGPU

Chắc hẳn nhiều người còn khá phân vân không biết có nên lắp eGPU cho thiết bị hay không. Để giúp bạn trả lời dễ dàng, hãy cùng XGear tìm hiểu các điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm ngay bên dưới nhé:

Ưu điểm

  • Tính di động cao và khả năng nâng cấp vượt trội cho phép người dùng có thể lắp vào thuận tiện khi cần và mở ra nếu không muốn dùng nữa. 
  • Giúp tăng hiệu suất hiển thị, xử lý hình ảnh tối ưu mà không tốn nhiều chi phí.
  • Quy trình kết nối đơn giản, chỉ cần một vài thao tác cắm - kết nối nên tiết kiệm thời gian.
  • Có thể kết nối một eGPU với nhiều thiết bị khác nhau.

Nhược điểm

  • Dễ hư hỏng nếu gặp tác động mạnh.
  • Một số dòng máy đời cũ không thể hỗ trợ eGPU.

Có nên trang bị thêm eGPU cho máy tính không?

Câu trả lời tất nhiên là CÓ vì sản phẩm mang lại khả năng vận hành tốt hơn cho thiết bị chỉ với mức giá tiết kiệm hơn nhiều so với đầu tư một màn hình rời. Đồng thời, những điểm yếu hoàn toàn có thể khắc phục được dễ dàng (bằng cách cẩn thận hơn khi sử dụng hay đầu tư máy tính mới hơn một chút/tìm dòng máy chấp nhận eGPU).

Nếu card màn hình của bạn không thể tự xử lý hình ảnh trên máy mượt mà thì hãy cân nhắc lắp thêm eGPU

Loại máy nào có thể sử dụng eGPU?

Theo nghiên cứu từ nhà sản xuất, các loại máy tính chấp nhận kết nối eGPU dễ dàng là:

  • Phù hợp với máy tính dùng bộ vi xử lý của Intel. 
  • Thích hợp cho những dòng máy tính xách tay có bộ vi xử lý AMD truyền thống.
  • Các loại máy tính có cổng kết nối Thunderbolt 3.

Mong rằng tất cả thông tin trong bài viết đã giúp bạn có câu trả lời eGPU là gì, cùng những thông tin hữu ích về công dụng, ưu điểm, nhược điểm hay máy nào xài được… Đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo trên XGear qua chuyên mục chia sẻ https://xgear.net/blogs/all nhằm tích lũy thêm một số kiến thức công nghệ hữu ích khác nhé!

bình luận trên bài viết “eGPU Là Gì? Ưu Điểm Và Nhược Điểm Nhất Định Bạn Phải Biết

Viết bình luận



Đăng kí nhận tin

Hotline
(028) 7108 1881 (9h - 20h)
Messenger
Chat Messenger (9h - 20h)
Zalo
Chat Zalo (9h - 20h)

Chi tiết thông số kỹ thuật

Thông tin hàng hóa
  • Thương hiệu:  
    Apple
  • Xuất xứ:  
    Trung Quốc
  • Thời điểm ra mắt:  
    09/2022
  • Thời gian bảo hành (tháng):  
    12
  • Hướng dẫn bảo quản:  
    Để nơi khô ráo, nhẹ tay, dễ vỡ.
  • Hướng dẫn sử dụng:  
    Xem trong sách hướng dẫn sử dụng
Thiết kế & Trọng lượng
Kích thước 160.8 x 78.1 x 7.8 mm
Trọng lượng sản phẩm 203 g